Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 10 19, 2020

HÔM NAY MÌNH SẼ TRỞ LẠI VỚI KỸ NĂNG SỐNG NHÉ CÁC BẠN !
HÔM TRƯỚC CÁC BẠN ĐÃ ỦNG HỘ TRANG WEB KỸ NĂNG SỐNG CỦA CHỊ MÌNH CHƯA? NẾU CHƯA CÁC BẠN HÃY NHẤP VÀO LINK Ở DƯỚI ĐÂY NHA!
CÁCH ỨNG XỬ NƠI CÔNG CỘNG:


Xây dựng văn hóa - con người Quảng Ninh là một chủ trương lớn, được tỉnh Quảng Ninh quan tâm đẩy mạnh thực hiện trong nhiều năm qua, và thể hiện rõ nét qua Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vừa được UBND tỉnh ban hành và chính thức có hiệu lực từ tháng 4/2020.
Bộ Quy tắc gồm 4 chương, 41 điều với 3 nhóm, gồm: Quy tắc ứng xử trong gia đình - dòng họ - nơi cư trú, Quy tắc ứng xử nơi công cộng và Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Trong đó, với quy tắc ứng xử nơi công cộng được chia thành nhiều phần nhất, với những quy định áp dụng cho từng địa điểm cụ thể và hành vi riêng biệt. Việc triển khai những quy tắc ứng xử này đã thật sự cải thiện văn hóa ứng xử của người dân ở nơi công cộng, từng bước tạo thành đặc trưng văn hóa mới của người Quảng Ninh.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Nói đến văn hóa ứng xử nơi công cộng tức là nói đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức được áp dụng tại những nơi công cộng, được hình thành trong quá trình tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng thông qua hành vi giao tiếp hướng tới những mục đích tốt đẹp. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, đây đó, ngay tại những địa điểm công cộng, không ít cá nhân đã có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa, có những lời nói, hành động bất nhã. Tình trạng này xuất hiện ở nhiều lứa tuổi thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau gây nhiều bức xúc, nghi ngại trong xã hội.

Nhà ga cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu đông nghịt người mỗi mùa du lịch)
Nhà ga, bến tàu là những nơi đông người, rất cần mỗi người có ý thức, trách nhiệm chung như giữ gìn trật tự, nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ... Trong ảnh: Du khách ở Nhà ga cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu.

Cứ vào mỗi dịp lễ, Tết, tại những địa điểm tổ chức bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật phục vụ người dân như: Quảng trường, công viên, vườn hoa, thường ngổn ngang rác thải. Khu vực Quảng trường 30/10 tại thành phố Hạ Long là một thí dụ điển hình. Sau mỗi sự kiện tổ chức tại đây, không những rác thải bủa vây, mà nhiều khu vực trồng cỏ cũng bị dẫm nát khiến các cơ quan chức năng rất vất vả trong việc dọn dẹp, khắc phục hậu quả. Ngay ở những danh thắng, kỳ quan nổi tiếng của Quảng Ninh như Vịnh Hạ Long hay Khu di tích và danh thắng Yên Tử, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những hành vi chưa đẹp: khách du lịch, người dân diện trang phục không phù hợp chốn tôn nghiêm; viết vẽ bậy lên các di tích; hút thuốc, xả rác, gây ồn ở nhà ga, bến tàu, bến xe, vỉa hè… Tình trạng chen chúc, xô đẩy của người dân và hành khách khiến cho không gian công cộng ở nhiều điểm du lịch trên địa bàn tỉnh trở nên nhộn nhạo. Trên các trục đường giao thông lớn của tỉnh, vẫn còn có những trường hợp vì vội, vì mục đích cá nhân mà sẵn sàng liều mình, bất chấp luật pháp để đua chen, sẵn sàng đáp trả bằng những lời nói thô tục, những hành động đáng lên án…
Sự việc gần đây nhất xảy ra tại thành phố Hạ Long, câu chuyện về người bán rau với những hành động và lời lẽ chưa đẹp cùng cách hành xử còn nhiều thiếu sót của cả chị bán rau và một vị lãnh đạo UBND phường Bãi Cháy đã càng khiến chúng ta suy nghĩ về câu chuyện ứng xử nơi công cộng cũng như ý thức của người dân trong việc tôn trọng chủ trương, chính sách pháp luật.
Thực trạng này có thể không phổ biến song lại đặt ra câu hỏi: Văn hóa ứng xử của người Quảng Ninh ngày nay ra sao? Truyền thống thanh lịch “nói lời hay, cử chỉ đẹp” của người dân vùng than phải chăng đã mai một? Có lẽ không phải, bởi đời sống luôn có mặt sáng và tối. Khi những hành động đẹp không được tôn vinh, lan tỏa thì những thói xấu, những lề lối phong kiến, cổ hủ dường như lại có “đất” để lên ngôi. Những năm qua, cùng với phong trào phạm vi toàn quốc “Toàn dân đoàn kết xây dựng dời sống văn hóa”, tỉnh Quảng Ninh cũng triển khai những chương trình, phong trào riêng nhằm nâng cao nhận thức – hành vi và xây dựng những quy ước văn hóa mang những đặc trưng riêng của người dân Vùng mỏ. Trải qua nhiều biến động lịch sử, thay đổi địa giới, thay đổi thành phần dân cư, những nề nếp văn hóa cũ dần mai một và được thay thế bởi những đặc trưng văn hóa mới, đáp ứng và phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội cũng như những định hướng phát triển kinh tế của địa phương. Và rõ ràng, theo thời gian, ý thức và nhận thức của người dân tỉnh Quảng Ninh trong văn hóa ứng xử nói chung và ứng xử ở nơi công cộng nói riêng đã có thay đổi tích cực, nếp văn hóa mới ở Quảng Ninh đang dần hình thành và có nhiều chuyển biến.
Hãy bắt đầu từ những ứng xử văn hoá
Với những 9 điều ứng với 9 môi trường, địa điểm cụ thể (Vỉa hè lòng đường; Vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên; Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn…) các Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tuân theo 5 tiêu chí: Thượng tôn pháp luật; tôn trọng bản thân và người khác; tôn trọng và bảo vệ môi trường; thân thiện, văn minh, hào sảng; trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
Ðiểm nổi bật nhất của những quy tắc này là sự đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ, tạo thuận lợi cho mọi công dân có thể thực hiện. Không chỉ yêu cầu công dân giữ gìn trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường... ở các địa điểm công cộng, một nét "rất Quảng Ninh" của những quy tắc ứng xử này là khuyến khích người dân cư xử "An toàn – thân thiện – vui vẻ" khi đến những khu vui chơi giải trí, điểm tham quan du lịch; yêu cầu người dân xếp hàng khi mua bán, khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng thân thiện với môi trường khi đi chợ, đi siêu thị; đóng góp, xây dựng và bảo vệ tài sản khi đến bảo tàng, thư viện... Các quy tắc này không những phát huy được truyền thống văn hóa người Quảng Ninh, thích ứng với cuộc sống hiện đại mà còn phù hợp với định hướng phát triển ngành du lịch -  dịch vụ của tỉnh; từ đó nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận.

(Ảnh 2 – Ứng xử tại Thư viện, bảo tàng: Đóng góp, xây dựng và bảo vệ tài sản)
Tham quan những nơi như thư viện, bảo tàng, du khách cần tuân thủ các quy định, hướng dẫn bảo vệ tài sản.

Ngay sau khi ban hành, các cơ quan chức năng, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền; thực hiện tổ chức cho cán bộ, viên chức và người dân cùng triển khai. Nhiều địa phương, sở, ngành đã rất nỗ lực, sáng tạo nhằm đưa các Quy tắc ứng xử vào cuộc sống. Cùng với việc tuyên truyền nâng cao ý thức của mỗi người khi tham gia sinh hoạt văn hóa nơi công cộng, tỉnh Quảng Ninh cũng quan tâm đầu tư về nguồn nhân lực, tài chính trong việc tạo dựng, kiến thiết hệ thống các thiết chế văn hóa một cách đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Đó là hạ tầng giao thông ngày càng được nâng cấp, mở rộng; những nhà ga, cảng tàu khách du lịch khang trang và hiện đại với sức chứa lên tới hàng nghìn người hay những công trình, những thiết chế văn hóa bài trí cảnh quan hài hòa, thân thiện... Và tại những công trình khang trang đẹp đẽ ấy, mỗi người dân dường như cũng có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan, nói lời hay cử chỉ đẹp bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất như không xả rác bừa bãi, không hút thuốc hay không gây gổ, cãi vã, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và cảnh quan môi trường đô thị. Có lẽ chính trong không gian, môi trường văn minh, hiện đại, mang đậm sắc thái văn hóa vùng miền, những hành động đẹp cùng những giá trị nhân văn, tốt đẹp đã được đánh thức và được nhân lên để mỗi người dân thêm yêu quê hương Quảng Ninh, hướng tới xây dựng 1 vùng đất tươi đẹp cả về cảnh quan thiên nhiên, môi trường cũng như đặc trưng văn hóa của những người con Vùng mỏ.
Có thể nói, để hạn chế những hành vi xấu cũng như để những quy tắc ứng xử nơi công cộng thực sự bén rễ vào trong đời sống thật sự cần sự nêu gương, đồng thuận của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, để tạo dựng không gian, môi trường văn hóa công cộng lành mạnh với cách ứng xử văn minh, lịch sự cần có sự bồi đắp nền tảng văn hóa với những giá trị, chuẩn mực đạo đức cho người dân. Cùng với đó là hệ thống pháp luật đủ nghiêm để răn đe, được tuân thủ và thực thi một cách nghiêm minh, tự giác; những biện pháp để lên án và loại trừ những hành vi ứng xử lạc hậu, kém văn minh ở nơi công cộng; thường xuyên thực hành và lan tỏa những giá trị, hình ảnh đẹp trong giao tiếp. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người Quảng Ninh: Năng động - sáng tạo - hào sảng - lành mạnh - văn minh - thân thiện

các bạn hãy truy cập đường link này để ủng hộ cả mình và chị mình nhé!


Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 10 16, 2020

CÂU TRUYỆN BA LƯỠI RÌU

Ba lưỡi rìu

Truyên cổ tích Ba lưỡi rìu

Ba lưỡi rìu là truyện cổ tích Liên Xô (cũ), ca ngợi những con người lao động nghèo khổ, thật thà và phê phán, chế giễu những kẻ giàu có mà gian dối, tham lam quá mức.

1. Ngày xưa có một chàng tiều phu nghèo, gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Hàng ngày, anh vác rìu vào rừng chặt củi rồi đem xuống chợ bán lấy tiền, kiếm sống qua ngày.

Một hôm, chàng tiều phu đang đốn củi gần bờ sông, lưỡi rìu bị lỏng cán, bất chợt văng ra, rơi xuống dòng sông chảy xiết. Chàng tiều phu vội cởi áo, lặn xuống sông để tìm. Nhưng tìm hoài không thấy, anh tuyệt vọng lên bờ than thở:

– Trời ơi! Không có rìu làm sao mà đốn củi được! Từ giờ mình biết phải làm sao đây!

Bỗng đâu có tiếng động trong lùm cây bên bờ, một cụ già râu tóc bạc phơ với đôi mắt hiền từ xuất hiện. Cụ già hỏi chàng tiều phu:

– Có việc gì mà già nghe anh than khóc khổ sở thế!

Chàng tiều phu buồn rầu nhìn cụ già, rồi trả lời:

– Thưa cụ, làm sao mà không buồn được ạ! Gia cảnh nhà con rất nghèo. Cả gia tài chỉ có mỗi chiếc rìu là công cụ dùng để kiếm sống. Chẳng may lúc nãy đốn củi, con làm văng lưỡi rìu xuống dòng sông, lặn tìm mãi không thấy. Từ nay con không biết lấy gì để chặt củi đem bán kiếm tiền nuôi bố mẹ nữa.

Nói rồi anh lại thở dài nhìn dòng nước đang chảy xiết. Tiếng thở của anh như khiến cho cảnh vật xung quanh đều thấy buồn, cỏ cây cũng như mủi lòng.

Nghe anh dãi bày xong, cụ già liền nói:

– Ta tưởng có chuyện gì lớn. Đừng buồn nữa! Ta sẽ giúp con tìm lại lưỡi rìu.

– Nhưng nó rơi xuống lòng sông chảy xiết dưới kia, con đã lặn xuống nhiều lần rồi mà không thể nào mò được.

– Con yên tâm, mọi việc đều có cách giải quyết.

Nói rồi cụ già cởi áo ra. Chàng tiều phu thấy dòng nước chảy xiết, chưa kịp ngăn cụ già lại thì cụ đã nhảy ùm xuống nước, khiến chàng thất kinh.

Chàng toan nhảy theo để đưa cụ lên vì sợ cụ gặp phải nguy hiểm. Mới chỉ kịp suy nghĩ thì cụ già đã nổi lên, trên tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng sáng lóa và hỏi:

– Đây có phải lưỡi rìu con đánh rơi lúc nãy không?

Chàng tiều phu hết sức ngạc nhiên về khả năng của cụ già. Nhưng nhận thấy đấy không phải lưỡi rìu của mình, chàng đáp:

– Thưa cụ, không phải cái này ạ!

Cụ già lại lặn xuống dòng nước chảy xiết. Một lúc sau, cụ lại ngoi lên. Lần này, trong tay cầm một lưỡi rìu bằng bạc sáng lấp lánh. Cụ hỏi:

– Thế cái này có phải không?

Anh chàng tiều phu nhìn ông lão, lắc đầu trả lời:

– Dạ, cái này cũng không phải cụ ạ. Lưỡi rìu của con màu đen cơ.

Lần thứ ba, cụ già lại ngoi lên với một lưỡi rìu bằng sắt. Cụ chưa kịp hỏi thì chàng tiều phu đã reo lê:

– Đúng cái này rồi cụ ạ! Đây là lưỡi rìu khi nãy con chẳng may làm rơi xuống nước.

Cụ già lên bờ đưa cho chàng tiều phu lưỡi rìu sắt. Chàng tiều phu vui sướng đón lấy lưỡi rìu của mình, luôn miệng cảm ơn cụ già.

Cụ già nhìn anh cười một cách hiền hậu. Trong phút chốc, cụ đã hiện nguyên hình là một ông Bụt râu tóc bạc phơ rồi nói:

– Con đúng là một người thật thà, trung thực. Con không bị lòng tham làm mờ đôi mắt. Nay ta tặng thêm con hai lười rìu bằng vàng và bạc này, con hãy mau nhận lấy chúng.

Anh chàng tiều phu cúi đầu cảm tạ, hai tay đỡ lấy hai lưỡi rìu cẩn thận.

Ông Bụt vuốt râu cười rồi biến mất, còn anh tiều phu sung sướng đem theo cả ba lưỡi rìu về nhà.

Truyện cổ tích Ba lưỡi rìu

Truyện cổ tích Ba lưỡi rìu

2. Nghe tin anh chàng tiều phu gặp được may mắn như thế, một lão nhà giàu lân la sang hỏi dò đầu đuôi câu chuyện. Chàng tiều phu thật thà kể lại cho anh lão ta hết. Vốn tính tham lam, hôm sau lão nhà giàu cũng đem theo một chiếc rìu sắt, nhưng lưỡi chỉ gắn hờ vào cán.

Ra đến bờ sông, lão mới giơ cái rìu lên, chưa kịp bổ được nhát nào, lưỡi rìu đã rơi tõm xuống dưới nước.

Lão giả ngồi kêu khóc om sòm, cụ già hiền từ hôm trước cũng hiện lên mà mò giúp lưỡi rìu.

Lần đầu tiên, cụ cầm đúng lưỡi rìu bằng sắt của gã nhà giàu và hỏi:

– Đây có phải lưỡi rìu của anh không?

– Không phải cụ ạ! Cái của tôi nhìn đẹp hơn nhiều!

Cụ già lại lặn xuống lần nữa, lát sau, cụ ngoi lên với một lưỡi rìu bằng bạc.

– Thế cái này có phải không?

– Ồ không, cái của tôi nó còn đẹp và sáng hơn thế nữa!

Cụ già lặn xuống nước lần thứ ba. Lần này là một lưỡi rìu bằng vàng, lấp lánh ánh sáng chói lóa.

– Còn cái này thì sao? Nó có phải là của anh không?

Trông thấy lưỡi rìu bằng vàng, gã nhà giàu vui sướng hoa hết cả mắt, nhanh nhảu nói:

– Đúng nó rồi cụ ạ! Tôi không thể nào nhầm được! Cụ mang giúp tôi lên với!

Nhưng khi định đưa chiếc rìu bằng vàng cho gã, cụ hỏi lại lần nữa:

– Anh có chắc lưỡi rìu này là của mình không? Vì khi nãy lặn dưới kia, tôi còn trông thấy một chiếc rìu bằng kim cương nữa.

Gã nhà giàu kêu lên thảng thốt:

– Trời ơi! Đấy mới là lưỡi rìu của tôi! Lúc nãy tôi bị hoa mắt nên nhìn nhầm! Cụ xuống mò giúp tôi với ạ!

Cụ già khẽ cười, cầm theo chiếc rìu vàng và lặn xuống nước. Lão nhà giàu hí hưởng ngồi trên bờ đợi, trong đầu không ngừng mơ tưởng về mọi thứ trong tay sau khi bán lưỡi rìu kim cương đi.

Nhưng lão cứ ngồi chờ mãi, chờ mãi vẫn không thấy cụ già ngoi lên.

Truyện cổ tích Ba lưỡi rìu

Lược dịch truyện cổ Li-tuy-a-ni (Liên Xô) 



Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 10 16, 2020
CONAN TẬP 11 ĐÃ CÓ RỒI ĐÂY


Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10

Trang 11

Trang 12

Trang 13

Trang 14

Trang 15

Trang 16

Trang 17

Trang 18

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 10 15, 2020

 TRUYỆN TRANH CONAN TẬP 9 ĐÃ RA LÒ:



Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 10 15, 2020
MÌNH ĐÃ TRỞ LẠI SAU VÀI THÁNG KHÔNG GẶP RÙI ĐÂY
HÔM NAY MÌNH SẼ LÀM TRUYỆN CONAN TẬP 8