Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 6 25, 2020
TRUYỆN TRANH DOREMON DÀNH CHO MỌI LỨA TUỔI:
TẬP 1:
Doremon đến với Nobita như thế nào?

Vào một ngày đẹp trời, Doremon bất ngờ xuất hiện qua ngăn bàn học của Nobita

Nobita vô cùng bất ngờ vì điều đó, không hiểu người mới xuất hiện từ đâu đến, tên là gì ?

Chúng ta cùng theo dõi tiếp Truyện Doremon ngắn chap 1 nhé

 

CÁC BẠN HÃY ĐÓN XEM TẬP 2 NHÉ
XIN TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI 


Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 6 25, 2020

ĐỐ VUI DÀNH CHO CÁC BẠN:

Câu 1. Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì?
Đáp án: Nướng bắp ngô
Câu 2. Bệnh gì bác sĩ bó tay?
Đáp án: Đó là bệnh... gãy tay!
Câu 3. Con chó đen người ta gọi là con chó mực. Con chó vàng, người ta gọi là con chó phèn. Con chó sanh người ta gọi là con chó đẻ. Vậy con chó đỏ, người ta gọi là con chó gì?
Đáp án: Con chó đỏ người ta gọi là con chó... đỏ.
Câu 4. Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?
Đáp án: bà đó là bò đá- bò đá bả chết, bả bay là bảy ba - bà ấy chết năm bà ấy 73 tuổi!
Câu 5. Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con?
Đáp án: rằm là 15 - chết 15 con
Câu 6. Con gì ăn lửa với nước than?
Đáp án: Đó là con tàu.
Câu 7. Con kiến bò lên tai con voi nói gì với con voi mà ngay tức khắc con voi nằm lăn ra chết!!
Đáp án: Nói là em đã có thai với anh rồi!
Câu 8. Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở được hai người, nếu thêm người thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại sao người ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng Mỹ đen và ba thằng Mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền đó mà ko bị chìm?
Đáp án: bởi vì trên chiếc thuyền đó sự thật là có đúng 2 người đi. Đó là ba của thằng Mỹ đen và ba của thằng Mỹ trắng!!

TẠM BIỆT CÁC BẠN HẸN GẶP LẠI CÁC BẠN TRONG NHỮNG CÂU HỎI ĐỐ VUI LẦN SAU:

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 6 23, 2020

SỰ TÍCH CHỬ ĐỒNG TỬ

NỘI DUNG CÂU TRUYỆN:


Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung


Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.
Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người.
Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:
– Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!
Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:
– Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối?
Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng Chử Đồng tử cử hành ngay trên sông.Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần:
– Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung.
Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ ở Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.
Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi to. Tiên Dung mới bảo chồng rằng:
– Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm.
Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.
Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:
– Đây là vật thần thông.
Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.
Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.
Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.
Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:
– Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận.
Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh hãi thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

Ý NGHĨA CÂU TRUYỆN:

Nội dung, ý nghĩa câu chuyện là gì ? Đọc truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 1. Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liên mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng. 3. Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. 4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. - Chử Xá : tên một làng nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. - Du ngoạn : đi chơi, ngắm cảnh các nơi. - Bàng hoàng : sững sờ, không ngờ tới - Duyên trời : chuyện may mắn, hạnh phúc - Hóa lên trời : không chết mà trở thành thánh hoặc tiên trên trời. - Hiển linh : (thần thánh) hiện lên giúp người

LINK YOUTUBE:

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 6 03, 2020


Sự tích hoa Cúc vạn thọ

NỘI DUNG CÂU TRUYỆN:

SỰ TÍCH CÚC VẠN THỌ

truyen co tich

Ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ mất sớm nên chỉ được sống với cha. Cha là chỗ để em nương tựa, nhưng cũng là người em phải chăm sóc, vì từ ngày mẹ không còn, cha em thường bị ốm đau luôn…
Lúc mẹ còn sống, em cũng được đi học dăm ba chữ. Sau khi mẹ mất, em đành học nghề để kiếm tiền nuôi cha. Em rất khéo tay nên đến học chạm trổ với một ông bác họ rất giỏi về nghề này.
Năm đó cha em ốm khá nặng. Ông bác họ đã hết sức giúp đỡ nhưng sau đó đành chịu vì ông cũng nghèo. Ông mách cho em bé biết là ở vùng dưới có một tên nhà giàu đang cất nhà mới, cần thợ chạm trổ cột kèo. Em liền nhờ ông bác họ chăm sóc cha hộ rồi xách đồ nghề đi ngay. Em mong sẽ kiếm được một ít tiền về thuốc thang cho cha. Gặp em, tên nhà giàu cho biết là hắn đã thuê đủ thợ rồi. Nhưng hắn lại hỏi em:
-Bây giờ tao không cần thợ chạm trổ mà cần một người giúp tao chuyện khác.
-Thưa ông chuyện gì?
-Mày biết ai có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được thì mách cho tao, tao sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo.
Tên nhà giàu này tiền của thì nhiều, nhưng lại không có một tí tẹo thông minh nào. Đã thế hắn lại thích tỏ ra ta cũng là người có chút ít chữ nghĩa và tài trí. Vì vậy, hắn thích chơi với những người có tài để học điều này điều nọ rồi đi khoe với bà con họ hàng hoặc với người này người kia. Nghe hắn bảo cần có một người có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được, em bé liền nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn ta, ngẫm nghĩ một giây lâu rồi nói:
-Thưa ông, những việc ấy, ông có thể giao cho con…
-Con ông nào? Con nhà ai?
-Con chứ còn con nhà ai nữa?
-Mày ấy à?
-Dạ!
-Mày có thể cứu cây, cứu vật, cứu người chết rồi sống lại được à?
-Dạ!
-Mày tự làm à?
-Dạ!
-Mày làm không được thì sao?
-Thì con xin ở làm người giúp việc không công cho ông trong ba năm.
-Được!
-Nhưng còn nếu con làm được thì sao?
-Tao sẽ thưởng cho mày một chục quan tiền và một chục nông thóc.
Em bé liền chỉ ra một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân tên nhà giàu và nói: “Xin ông cứ cắt ngọn, nhổ hết rễ cái dây bầu kia, con làm phép, dây bầu sẽ sống lại cho ông xem.”
Tên nhà giàu đần độn nghe nói liền làm theo ngay. Em bé cầm cái ngọn bầu, chùm rễ bầu ra về, nói chắc: “Sáng mai, mời ông cứ dậy sớm ra mà xem!”
Sáng hôm sau, tên nhà giàu gắng dậy sớm (vì hắn ta vốn quen thói dậy muộn) ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn, cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Khi em bé đến, hắn ta mở mắt ra mà nhìn em rồi khen:
-Hay! Hay! Mày giỏi lắm! Dây bầu sống lại thật rồi! Mày làm như thế nào, thử nói tao nghe!
-Thưa ông, để con cứu vật, cứu người, nhận thưởng của ông rồi con hãy nói luôn một thể.
-Hay! Hay! Ừ! Như vậy cũng được!
Em bé lại chỉ con gà trống tơ đang đi trên sân rồi nói: “Thưa ông, ông cứ cho người nhà bắt con gà trống tơ kia thịt đi, sau đó ông cứ cho con bộ lông của nó con mang về nhà, ngày mai con sẽ mang nó sống lại nộp cho ông!”
Tên nhà giàu ngu ngốc liền sai gia nhân làm y lời em bé bảo. Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho tên nhà giàu xem và nói: “Con đã làm phép cho nó sống lại rồi. ông xem có phải đúng là con gà nhà ông đã bị giết thịt hôm qua không?”
Tên nhà giàu đần độn ngu si càng trố mắt ra mà nhìn em bé, hắn nói:
– Hay! Hay! Đúng là nó rồi! Giỏi thật! Mày làm cách nào mà lại cứu sống được nó. Nói ngay cho tao nghe đi!
– Con đã nói từ đầu là xong cả ba việc, cứu cây, cứu vật, cứu người, nhận xong tiền thưởng, thóc thưởng con mới nói kia mà!
Tên nhà giàu đành phải nhượng bộ lần nữa. Em bé liền nhìn lên bàn thờ tên nhà giàu nói:
-Bây giờ ông cho con mượn cái bức vẽ ông cụ nhà, để con đem về một ngày, sáng mai con sẽ mang ông cụ sống lại đến cho ông!
Tên nhà giàu ngu ngốc lại làm đúng theo lời em bé. Hắn ta vừa bàng hoàng, vừa kinh ngạc hỏi lại:
– Ngày mai, chú sẽ đưa ông cụ tao sống lại đến đây à?
– Dạ!
Tên nhà giàu cứ đứng ngẩn người ra mà nhìn em bé mang cái bức vẽ ra về… Hôm sau em bé cầm bức vẽ trở lại, tên nhà giàu hỏi ngay:
– Ông cụ nhà tao sống lại chưa?
– Dạ rồi!
– Sao chưa thấy ông cụ đâu cả! Em bé liền chỉ vào cuộn giấy nói:
– Dạ, ở trong này rồi! Nói xong em bé mở cuộn giấy ra. Tên nhà giàu trợn mắt hỏi:
– Thế này mà gọi là sống à?
– Dạ!
– Mày điên à?
– Dạ không! Thưa ông vậy ông bảo cụ này chết à?
– Mày bảo ông ấy không chết mà sống đấy à ? – Em bé điềm tĩnh trả lời:
– Dạ, sống thật đấy chứ! Bởi vì người chết thì phải nhắm mắt. Mắt ông cụ vẫn mở to thế này, sao lại bảo là chết! Và người chết thì làm sao cười được. ông cụ cười thế này mà lại bảo là chết rồi sao?
Như thế là em bé đã vẽ lại bức tranh, ông cụ trong bức vẽ mới lại hơi mỉm cười. Tên nhà giàu đần độn, ngu ngốc không biết làm sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Lão ta còn khen:
– Hay! Hay! Mày khôn lắm! ông phải chịu là mày giỏi… Nhưng còn cái con gà trống tơ và dây bầu thì mày đã làm như thế nào?
– Ông cứ mang tiền và thóc thưởng ra đây, con nhận xong, con sẽ nói.
Tên nhà giàu liền vào lấy tiền và sai người nhà đong thóc thưởng cho em bé. Nhận thưởng xong, bấy giờ em bé mới nói:
– Thưa ông, cái dây bầu kia sống lại là nhờ thế này. Con đã chọn một cái dây bầu giống như cái dây bầu nhà ông, đang đêm mang đến trồng lại, chỉ có thế thôi! – Tên nhà giàu nghe nói cứ lặng người đi, vì xấu hổ. Em bé lại nói tiếp:
– Còn con gà trống tơ, thưa ông, nó cũng na ná như vậy. Con đã để ý và biết là trong xóm con có một con gà tía, rất giống con gà mà ông đã cho thịt. Gà rất nhiều con trông giống nhau, ông muốn có con nữa, con sẽ có ngay cho ông. Con bỏ tiền ra mua đem nộp cho ông rồi sẽ có tiền thưởng to hơn gấp nhiều lần mang về.
Tên nhà giàu bấy giờ mới thấy hết cái đần độn, ngu ngốc của mình. Lão ta ôm đầu than thở: “Chỉ có vậy mà mình chẳng đoán ra! Nhưng dù sao thằng bé này vẫn là đứa giỏi. Thưởng cho nó cũng phải lắm.”
Nghĩ đến chuyện rồi mình sẽ bắt chước em bé và sẽ có khối người phục mình, hắn vui vẻ nhìn em bé nhận tiền, nhận thóc ra về. Có lẽ trong việc này, hắn đã tỏ ra bớt phần ngu ngốc. Thấy con mang mười quan tiền và mười nông thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Nghe con kể lại chuyện, ông đang ốm cũng phải cười khẽ mấy tiếng… Người cha vừa khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Mà ngày giỗ mẹ sắp đến rồi. ông liền nói với con:
-Thôi con ạ, cứ nấu bát cơm, kho đĩa cá cúng mẹ là được rồi!
Nhưng em bé hiếu thảo nào đâu chịu vậy. Em lại nghĩ đến tên nhà giàu tuy đần độn, ngu ngốc nhưng không đến nỗi keo kiệt kia. Em nghĩ bụng: Lần trước ông ta đố mình, bây giờ mình có cái gì đố lại nhỉ! Em định vậy nhưng chưa nghĩ ra được cách nào. Trước mắt em phải lo giỗ mẹ cái đã. ừ thì một bát cơm, một đĩa cá, nhưng cũng có tí hương hoa cho mẹ vui lòng. Em sẽ gắng tìm mua một nén hương. Còn hoa? Đang mùa cây khô, lá vàng, cả xóm chẳng thấy cái hoa nào để xin cả. Không có thì phải làm ra vậy!
Em bé vốn khéo tay lại vô cùng thông minh ấy liền chọn những lá lúa to đẹp nhất, cắt ra thành những sợi thật nhỏ rồi bó túm lại, bên dưới thắt thật chặt, còn bên trên thì cho xòe ra. Em lấy kéo tỉa thật đẹp, thật tròn. Sau đó em lại đi hái mấy cái lá xanh, buộc thêm vào ở dưới nhìn như cái đài hoa. Em làm một chùm năm cái, cắm vào ống tre, đặt lên bàn thờ cúng mẹ. Người cha thấy thế liền hỏi con:
-Con có thứ hoa gì mà lạ vậy? Em bé mỉm cười, ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:
-Hoa trăm tuổi đó mà cha! Hoa để cúng mẹ rồi mẹ sẽ phù hộ cho cha sống thật lâu với con đó!
-Mới nhìn, cha cứ tưởng là hoa thật.
Lời nói của người cha bỗng làm cho em bé nảy sinh ra một ý mới. Vậy là sau khi cúng mẹ, em liền đem một bông hoa kia đến tên nhà giàu và nói:
– Tôi có bông hoa lạ mang đến để biếu ông và cám ơn ông đã thưởng cho tôi tiền, thóc dạo nào. – Tên nhà giàu vui vẻ nhận hoa rồi hỏi lại:
– Hoa này là hoa thật hay hoa giả?
– Muốn thật thì nó thật mà muốn giả thì nó giả.
– Vì sao lại thật? Vì sao lại giả?
– Thật vì nó có thật mà giả vì nó không phải từ cây mà từ tay người làm ra. Em bé trả lời xong tiếp luôn:
– Lần trước ông ra bài cho con làm. Lần này con xin phép được đố ông một câu vì con nghe nói ông giỏi về chuyện giải các câu đố lắm! – Tên nhà giàu nghe nói, gan ruột cứ nở nang cả ra.
– Ừ, đố đi!
– Con đố ông hoa này có bao nhiêu cánh. ông mà đoán trúng, con sẽ đến ở giúp việc không công cho ông ba tháng.
– Còn nếu không đoán đúng?
– Điều đó xin tùy ông! Con chỉ xin nói là hiện nay con đang cần vải để may cho cha con một bộ quần áo mới. Tết sắp đến rồi.
– Được, tao mà đoán sai, tao sẽ cho mày mấy thước vải về may áo cho cha mày.
– Dạ, vậy thì ông đoán đi! Tên nhà giàu nhìn vào bông hoa một lúc rồi nói:
– Tao đếm có được không?
– Đếm thì không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ đếm.
Tên nhà giàu thử đếm mà không tài nào đếm được vì cánh hoa nhiều quá, cứ xúm xít xen lẫn vào. Không làm sao biết rõ cánh hoa nào đã đếm, cánh hoa nào chưa đếm.
-Tao mở ra đếm có được không?
-Mở ra thì càng không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ mở.
Tên nhà giàu liền mở bông hoa ra, bắt đầu đếm. ông ta đếm khá vất vả. Vì những cánh hoa bé và nhiều quá. Có lúc vừa đếm xong được một khóm gió bỗng thổi tung làm lẫn những cánh hoa chưa đếm vào. Có lúc chính ông ta quên mất là mình đã đếm đến chục thứ mấy, tám mươi hay chín mươi… Nhưng ông ta vẫn quyết đếm cho kỳ được. ông đếm mãi, gần hết cả buổi sáng mới gọi là xong. ông ta hớn hở trả lời luôn:
– Bông hoa này có vừa đúng một nghìn cánh! Em bé liền hỏi lại:
– Ông bảo là một nghìn cánh?
– Ừ! Chứ sao nữa! Mày đã chịu thua tao chưa nào?
-Vậy thì ông sai, sai to rồi!
-Sao lại sai! Mày đếm đi!
-Thưa ông tôi đã đếm rồi! Phải nói là ông đã đếm đúng nhưng mà vẫn sai.
-Thằng này nói lạ! Đúng mà lại sai! Như vậy là thế nào?
-Dạ vì ông đã quên rằng: Hoa nào thì cũng có cánh và có nhụy, ông đã đếm cả cánh và nhụy gộp vào với nhau rồi.
-Cái nào là cánh, cái nào là nhụy?
-Thưa ông, những cái ngắn hơn nhỏ hơn một chút là nhụy. Đây con sẽ chỉ cho ông xem. Em bé liền nhặt ra những sợi rơm nhỏ hơn và ngắn hơn một tí rồi bảo:
-ông xem đấy là nhụy đâu phải là cánh!
-Nhụy thì nó nằm ở giữa, sao nhụy này lại lẫn lung tung?
-Dạ, vì bông hoa này gồm nhiều hoa nhỏ ghép lại, mỗi hoa có bốn cánh và một nhụy ở giữa.
-Vậy theo mày có bao nhiêu cánh, bao nhiêu nhụy?
-Tám trăm cái cánh, hai trăm cái nhụy! – Một lần nữa, tên nhà giàu lại phải chịu thua em bé.
-Thằng này nói phải! Hoa thì phải có nhụy chứ! Tao quên, tao quên! Được, tao sẽ thưởng cho mày! Nhưng mày phải buộc lại cái bông hoa này để nó cho tao! Tao sẽ đem đi đố người khác xem họ có bị quên như tao không? Tao được cuộc, tao sẽ còn được to gấp mấy mày!
Em bé nhận được mấy thước vải về may áo Tết cho cha. Em kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha nghe. Lần này không còn bị ốm như lần trước, người cha đã bật lên cười thành tiếng. Ăn Tết xong, người bác họ đi làm ở xa về bảo cho hai cha con biết là vua đang dựng một ngôi đền lớn và cần có nhiều thợ chạm trổ thật khéo tay. Ông rủ hai bố con em bé cùng đi với mình, hứa sẽ đưa em vào một nhóm người chuyên chạm trổ chân cột đền. Hai bố con cùng về kinh. Sau này, nhờ khéo tay, lại thông minh sáng tạo, em bé trở thành người thợ chạm trổ giỏi nhất nước.
Một lần người thợ tài giỏi ấy được gặp cháu thần cây là thần Tiêu Lá. Nghe người thợ tài giỏi nhất nước kể lại câu chuyện ngày nhỏ, thần Tiêu Lá liền hỏi thật kỹ, sau đó thần tạo nên một giống hoa để người đời nhớ mãi tấm lòng của chú bé hiếu thảo rất đỗi thông minh kia. Hoa có hình dáng rất giống cái bông hoa kết bằng rơm của em bé ngày xưa. Hoa cũng có màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm, mà cũng nở vào dịp Tết. Hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt như là hương thơm của lòng hiếu thảo. Lá cũng thơm, đẹp như được một người rất khéo tay cắt tỉa chạm trổ. Hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa Vạn Thọ. Tên có hai chữ nhưng đó là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người ai ai cũng được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình



Ý NGHĨA
Hoa cúc vạn thọ mang ý nghĩa của sự đau buồn, nỗi thất vọng cũng như lòng ghen ghét. Không chỉ thế cây cúc vạn thọ còn là biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu giống như cái tên của nó vậy.
Cúc vạn thọ có nhiều ý nghĩa hơn những gì bạn có thể nghĩ từ những ấn tượng đầu tiên. Khám phá những gì vạn thọ tượng trưng để tìm hiểu làm thế nào loài hoa vui vẻ này có thể phù hợp với cuộc sống của bạn.

Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 6 03, 2020

Truyện Công chúa ngủ trong rừng

NỘI DUNG CÂU TRUYỆN:

CÔNG CHÚA NGỦ TRONG RỪNG

Ngày xưa, có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng mong: "Ước gì mình có một đứa con nhỉ?." Nhưng ước hoài mà vua và hoàng hậu vẫn chưa có con.
Một hôm, khi hoàng hậu đang tắm thì có một con ếch ở dưới nước nhảy lên bờ nói với bà:
- Điều bà mong ước bấy lâu sẽ thành sự thực. Hết năm nay bà sẽ sinh con gái.
Lời ếch tiên tri quả là đúng. Hoàng hậu sinh con gái đẹp tuyệt trần. Vua thích lắm, mở hội lớn ăn mừng. Vua mời tất cả bà con họ hàng, bạn bè thân thuộc, người quen và mời cả các bà mụ đến để họ tận tâm săn sóc, thương yêu con mình.
Trong nước bấy giờ có mười ba bà mụ. Nhưng vua chỉ có mười hai đĩa vàng, do đó một bà mụ không được mời.
Hội hè linh đình. Lúc tiệc sắp tàn, các bà mụ đến niệm chú chúc mừng công chúa: Bà đầu chúc đức hạnh, bà thứ hai chúc sắc đẹp, bà thứ ba chúc giàu sang, phú quý… cứ như vậy các bà mụ chúc công chúa tất cả những điều tốt đẹp có thể mơ ước được ở trần gian. Bà thứ mười một vừa dứt lời chúc tụng thì bỗng bà mụ thứ mười ba xuất hiện. Bà muốn trả thù vì không được mời dự tiệc. Bà xăm xăm tiến tới chỗ công chúa chẳng thèm nhìn ai, chào ai. Bà hét lên:
- Đến năm mười lăm tuổi công chúa sẽ bị mũi quay sợi đâm phải rồi lăn ra chết!
Rồi chẳng thèm nói thêm nửa lời, bà đi ra khỏi phòng. Mọi người còn đang kinh hoàng thì bà mụ thứ mười hai bước ra. Bà tuy chưa niệm chú chúc tụng công chúa nhưng lời chúc của bà cũng không giải được lời chú độc địa kia, mà chỉ làm giảm nhẹ được thôi. Bà nói:
- Công chúa sẽ không chết, mà chỉ ngủ một giấc dài trăm năm.
Nhà vua muốn tránh cho con khỏi bị nạn nên ra lệnh cấm kéo sợi trong cả nước. Tất cả những lời chúc của các bà mụ đều thành sự thực: công chúa xinh đẹp, đức hạnh, thùy mị, thông minh, ai thấy cũng phải yêu.
Chuyện xảy ra đúng lúc công chúa tròn mười lăm tuổi. Hôm ấy, vua và hoàng hậu đi vắng, công chúa ở nhà một mình, nàng đi lang thang khắp cung điện, tạt vào xem tất cả các buồng và các phòng. Sau cùng nàng tới một chiếc cầu thang, nàng trèo lên từng bậc thang xoáy ốc chật hẹp và dừng chân trước một chiếc cửa nhỏ. Ổ khóa có cắm một chiếc chìa đã rỉ, nàng cầm chìa quay thì cửa mở tung ra. Trong buồng có một bà già đang ngồi chăm chú kéo sợi. Nàng hỏi:
- Cháu xin chào bà, bà làm gì vậy?
Bà lão gật đầu đáp:
- Bà đang kéo sợi.
Khi nàng vừa mới sờ vào và bắt đầu kéo sợi thì lời chú của bà mụ thứ mười ba hiệu nghiệm: nàng bị mũi quay đâm vào tay. Nàng ngã ngay xuống chiếc giường ở cạnh đó và ngủ thiếp đi. Cùng lúc, cả cung điện cũng rơi vào một giấc ngủ triền miên. Vua và hoàng hậu vừa về, mới bước chân vào buồng đã nhắm mắt ngủ luôn. Cả triều đình cũng lăn ra ngủ. Ngựa trong chuồng, chó ngoài sân, bồ câu trên mái nhà, ruồi đậu trên tường, tất cả đều ngủ. Cả ngọn lửa bếp đang chập chờn cũng đứng lặng. Thịt quay cũng ngừng xèo xèo. Bác đầu bếp đang đuổi và túm tóc chú phụ bếp đãng trí, bỗng nhiên cũng ngủ luôn. Gió ngừng thổi. Cây trước lâu đài không một chiếc lá rụng.
Quanh lâu đài, bụi hồng gai mọc mỗi ngày một rậm, phủ kín cả lâu đài, chẳng còn nhìn thấy gì nữa, cả đến lá cờ trên mái cũng không thấy. Rồi ở trong đất nước ấy, nhân dân truyền tụng lại là có một bông hồng xinh đẹp đang ngủ triền miên. Người ta gọi công chúa là công chúa Hồng Hoa. Thỉnh thoảng cũng có một vài hoàng tử nghe kể về câu chuyện truyền thuyết ấy đã chui vào bụi hồng gai tìm cách vào lâu đài, nhưng bụi gai như có tay giữ chặt họ lại, khiến họ bị mắc kẹt.
Cứ thế năm tháng trôi qua. Một ngày kia lại có một hoàng tử tới nước này. Chàng nghe một ông lão kể lại rằng sau bụi gai có một tòa lâu đài, ở đó có nàng công chúa Hồng Hoa ngủ triền miên đã được trăm năm. Vua, hoàng hậu và cả triều đình cũng đều ngủ cả. Ông lão còn bảo là theo lời tổ phụ kể lại thì đã có nhiều hoàng tử tìm cách chui qua bụi hồng gai nhưng đều bị mắc lại ở đó.
Nghe xong, hoàng tử nói:
- Con không sợ, con muốn tới đó để gặp nàng Hồng Hoa xinh đẹp.
Ông lão hết sức can ngăn, nhưng hoàng tử không nghe.
Hoàng tử đến gần bụi gai thì chỉ thấy toàn những bông hồng to tươi nở như đón chào và giãn lối để chàng đi khỏi bị xây xát. Vào tới sân lâu đài, chàng thấy ngựa và những con chó tam thể đang nằm ngủ. Trên mái nhà, chim bồ câu rúc đầu vào cánh lặng lẽ. Chàng vào cũng thấy ruồi đậu im trên tường, bác đầu bếp ngủ trong tư thế giơ tay như định tóm đầu chú phụ bếp. Còn cô hầu gái thiếp đi khi đang ngồi làm dở lông con gà đen. Chàng đi vào điện chính thấy cả triều đình đều ngủ. Trên ngai vàng vua và hoàng hậu cũng đang ngủ. Cảnh vật im lặng như tờ. Có thể nghe thấy rõ hơi thở của chàng. Tiếp tục đi, chàng tới trước một căn phòng, đó chính là căn phòng nơi công chúa Hồng Hoa ngủ. Chàng mở cửa bước vào thấy nàng đang nằm, dáng đẹp lộng lẫy. Chàng ngắm nhìn không rời mắt, rồi cúi xuống hôn nàng. Chàng vừa đụng môi thì công chúa Hồng Hoa bừng tỉnh. Nàng mở mắt nhìn chàng trìu mến. Hai người dắt tay nhau đi xuống lầu. Vua, rồi hoàng hậu và cả triều đình đều đã tỉnh dậy. Ngựa ngoài sân đứng lên quẫy mình, chó săn nhảy lên ngoe nguẩy đuôi, bồ câu trên mái nhà vươn cổ, ngóc đầu nhìn quanh rồi bay ra cánh đồng, ruồi bâu trên tường lại tiếp tục bò, lửa trong bếp lại bùng lên, chập chờn và đun thức ăn, thịt quay lại xèo xèo, bác đầu bếp cho chú phụ bếp một bạt tai làm hắn kêu toáng lên, cô hầu bếp làm nốt lông gà.
Lễ cưới của hoàng tử và công chúa Hồng Hoa được tổ chức linh đình. Hai vợ chồng sống trọn đời hạnh phúc.



Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 6 02, 2020

THẠCH SANH

NỘI DUNG CÂU TRUYỆN:

Thạch Sanh

truyen co tich
Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống. Việc làm của gia đình họ Thạch thấu đến trời, Ngọc Hoàng cho Thái tử đầu thai xuống trần làm con nhà họ Thạch. Thạch bà thụ thai ba năm, chưa sinh con thì Thạch ông mất. Sau đó, Thạch bà sinh một con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Thạch Sanh. Cách ít năm sau, Thạch bà cũng mất, Thạch Sanh sống côi cút một mình trong túp lều tranh dưới gốc đa với một mảnh khố che thân và một cái búa đốn củi.
Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên ông xuống dạy cho chàng các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm có anh hàng rượu tên là Lý Thông, đi bán rượu ghé vào gốc đa nghỉ chân, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lanh lợi, ở một mình, bèn kết làm anh em và đưa Thạch Sanh về nhà.
Bấy giờ ở trong vùng có một con Trăn Tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân nhiều lần vây đánh không được. Vì nó có phép thần thông biến hóa; nhà vua phải cho lập miếu thờ và mỗi năm nộp mạng một người cho nó. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải nộp mình. Mẹ con Lý Thông nghe tin hoảng hốt, bàn mưu tính kế đưa Thạch Sanh đi thế mạng. Khi Thạch Sanh đi lấy củi về, Lý Thông đon đả mời chàng uống rượu và nói: “Ðêm nay anh phải đi canh miếu thờ trong rừng, nhưng trót cất mẻ rượu, anh đi sợ hỏng, nhờ em thay anh canh miếu một đêm”. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đi ngay.
Nửa đêm Trăn Tinh hiện về, giơ vuốt, nhe răng hà hơi, nhả lửa, định xông vào miếu ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh trổ tài đánh nhau với Trăn Tinh, cuối cùng chàng chém được đầu nó, đốt xác nó thành than, và thấy hiện lên trong miếu một bộ cung tên bằng vàng ngời sáng. Thạch Sanh mừng rỡ giắt búa, đeo cung và xách đầu Trăn Tinh chạy thẳng một mạch về nhà. Nghe tiếng Thạch Sanh gọi, mẹ con Lý Thông hoảng sợ, cho là oan hồn của Thạch Sanh sau khi bị Trăn Tinh ăn thịt, trở về nhà oán trách, bèn cất lời cầu khấn, van xin: “Sống khôn, thác thiêng em hãy tạm đi, ngày mai mẹ cùng anh sẽ mua sắm vàng hương, cơm canh, cỗ bàn cúng em chu tất!”. Bấy giờ, Thạch Sanh mới biết rõ tâm địa và mưu kế của mẹ con Lý Thông nhưng chàng không giận, vẫn vui vẻ kể chuyện giết Trăn Tinh cho mẹ con họ Lý nghe. Lý Thông liền nảy ra một mưu thâm độc mới. Nó nói Trăn Tinh là báu vật nhà vua nuôi, ai giết sẽ bị tội lớn. Thạch Sanh lo sợ, Lý Thông bảo Thạch Sanh trốn đi cho an toàn, một mình y sẽ tự lo liệu thu xếp giúp cho.
Sau khi Thạch Sanh từ giã mẹ con Lý Thông trở về gốc đa xưa, Lý Thông đi ngay về Kinh, tâu vua là đã trừ được Trăn Tinh. Nhà vua vui mừng trọng thưởng và phong cho Lý Thông làm Ðô đốc quận công. Tiếp đó, nhà vua mở hội kén chồng cho con gái là công chúa Quỳnh Nga. Hội kén chồng kéo dài hàng tháng nhưng công chúa không chọn được ai vừa ý đẹp lòng. Một hôm công chúa đang dạo chơi vườn đào thì một con chim đại bàng khổng lồ khác sà xuống cắp đi. Thấy chim cắp người bay qua, Thạch Sanh giương cung bắn, đại bàng bị trúng tên vào cánh trái, nó dùng mỏ ngậm tên rút ra rồi bay tiếp về hang ổ. Thạch Sanh lần theo vết máu tìm đến cửa hang đại bàng, chàng đánh dấu cửa hang ác điểu rồi trở lại gốc đa.
Nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa, tìm được thì sẽ được lấy công chúa, làm phò mã, nối ngôi vua, không tìm được phải chịu tội. Lý Thông vừa mừng, vừa lo, y lập kế mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng dò la tin tức. Ðến ngày thứ mười, biết tin Lý Thông mở hội, Thạch Sanh đến thăm và kể cho Lý Thông nghe việc bắn chim đại bàng, Lý Thông mừng vui khôn xiết, hậu đãi Thạch Sanh và nhờ chàng dẫn đường đến hang Ðại bàng cứu công chúa.
Thạch Sanh dùng thang dây xuống hang gặp công chúa và đưa thuốc mê cho đại bàng uống. Công chúa hẹn ước kết duyên cùng Thạch Sanh rồi Thạch Sanh buộc dây đưa nàng lên mặt đất. Lý Thông sai quân lính đưa công chúa lên kiệu rước về cung, còn y nói dối là ở lại đánh nhau với quái vật. Sau đó, Lý Thông dùng đá lấp kín cửa hang và trở về triều đình mạo nhận công trạng. Không thấy Thạch Sanh trở về, công chúa buồn thương rầu rĩ và bặt câm, không hé môi nói nửa lời. Nhà vua buồn bã, Lý Thông cầu đảo thuốc thang khắp nơi đều vô hiệu, việc tổ chức cưới xin phải đình hoãn.
Hết liều thuốc mê, đại bàng tỉnh dậy hóa phép thần thông hãm hại Thạch Sanh, chàng dũng sĩ “mặt đỏ mày xanh”, đã dám cả gan “phá nhà, cướp vợ” của nó. Thạch Sanh dùng tài võ nghệ và phép thần thông của mình tiêu diệt được đại bàng. Nhìn lên cửa hang kín bưng không còn một khe hở nhỏ, Thạch Sanh dạo khắp hang động của đại bàng và gặp Thái tử con vua Thủy Tề đang bị yêu quái nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt giải thoát cho Thái tử. Thái tử mời Thạch Sanh về Thủy Tề gặp vua cha. Vua Thủy Tề cảm ơn và hậu đãi chàng. Trong thời gian lưu lại thủy cung, một hôm Thạch Sanh đang cùng Thái tử dạo chơi thì một con Hồ Tinh xuất hiện, biến thành một cô gái xinh đẹp để cám dỗ, mê hoặc hại chàng. Thạch Sanh bắt nó phải hiện nguyên hình là một con cáo chín đuôi và hóa phép giam nó lại. Vua Thủy Tề mời Thạch Sanh ở lại thủy cung và sẽ phong chức tước cho chàng, nhưng Thạch Sanh từ chối. Vua Thủy Tề tặng Thạch Sanh một cây đàn thần và sai sứ giả rẽ nước đưa chàng trở lại trần gian. Thạch Sanh lại về với gốc đa xưa. Vắng bóng Thạch Sanh cây đa buồn ủ ê, khi Thạch Sanh trở về cây đa lại xanh tươi như cũ. Hồn hai con quái vật bị Thạch Sanh giết (Trăn Tinh và Ðại Bàng) gặp nhau tìm cách hãm hại Thạch Sanh. Chúng vào kho châu báu của nhà vua lấy cắp vàng bạc ném vào gốc đa nơi Thạch Sanh ở. Quân lính nhà vua bắt Thạch Sanh tống ngục, nhà vua giao cho Lý Thông xử tội. Lý Thông khép Thạch Sanh vào tội tử hình để bịt đầu mối. Trong lúc bị giam trong ngục, chờ hành hình, Thạch Sanh đem đàn ra gảy. Cây đàn thần vang lên tiếng tơ, tiếng trúc, cung thảm, cung sầu; cung thì kể tội Lý Thông vong ân, bạc nghĩa, cướp công Thạch Sanh; cung thì trách nàng công chúa sai lời hẹn ước dưới hang (tích tịch tình tang, ai đem công Chúa dưới hang mà về?)…
Nghe tiếng đàn, công chúa bừng tỉnh dậy, cười cười, nói nói. Nhà vua vui mừng nghe công chúa nói rõ ngọn ngành. Lập tức nhà vua hạ lệnh tha cho Thạch Sanh và bắt Lý Thông tống ngục. Tiếp đó, vua làm lễ thành hôn cho Thạch Sanh cùng công chúa và truyền ngôi cho Thạch Sanh. Vua giao toàn quyền cho Thạch Sanh xử tội Lý Thông. Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, cho mẹ con họ Lý về quê quán làm ăn. Nhưng về giữa đường, trời nổi giông gió, mẹ con Lý Thông bạc ác bị sét đánh chết, Lý Thông hóa thành con bọ hung suốt đời chui rúc nơi bẩn thỉu.
Biết tin Thạch Sanh kết duyên với công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi trị vì thiên hạ, các hoàng tử, công hầu của mười tám nước chư hầu, những người đã từng kéo đến cầu hôn công chúa không được, vô cùng ghen tức, họ kéo quân đến gây sự với Thạch Sanh và công chúa. Thạch Sanh cùng công chúa ra tiếp đãi họ một cách tử tế. Tiếng đàn thần của Thạch Sanh phân rõ lẽ thiệt hơn, phải trái, làm cho quân sĩ các nước chư hầu mềm lòng, nản chí. Kẻ nhớ mẹ nhớ cha, người thương con nhớ vợ, ai cũng muốn về và ngại việc binh đao, cuối cùng các nước chư hầu đều thuận lui binh. Thạch Sanh mời họ ăn cơm. Chàng có niêu cơm thần nhỏ bé nhưng xới bao nhiêu bát, cơm vẫn đầy lên như cũ, khiến cho các nước chư hầu càng thêm kính phục.
Ý nghĩa tiếng đàn trong truyện Thạch sanh: 
Âm nhạc được cho là một thứ phép thần kì là chi tiết phổ biến và vô cùng đặc biệt trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam. ... Tiếng đàn ở đây là sự đại diện cho cái thiện kết hợp với tinh thần yêu chuộng và xây dựng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí vô cùng đặc biệt để cảm hóa và thu phục kẻ thù. Tiếng đàn được xây dựng nên là chi tiết thần kì trong truyện cổ tích dân gian Thạch Sanh nói riêng và các câu chuyện khác nói chung.
Posted by kho tàng truyện hay việt nam On tháng 6 02, 2020

ANH HỌC TRÒ VÀ BA CON QUỶ

NỘI DUNG CÂU TRUYỆN:

Anh học trò và ba con quỷ

Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng nọ có đôi vợ chồng nhà một phú hộ tuổi cũng đã khá cao mãi mới sinh được một mụn con gái. Vì khó sinh và gia đình cũng chỉ có mỗi một đứa con nên hai vợ chồng phú hộ hết mực cưng chiều.
Cô gái đến tuổi con gái thì dung nhan đẹp đẽ, ít ai sánh bằng, vợ chồng phú hộ lại càng nâng niu cô như vàng như ngọc. Họ bỏ rất nhiều tiền ra xây riêng cho cô con gái một ngôi lầu để ở, khi lầu được xây xong, hai vợ chông phú hộ lại thuê người đi khắp nơi tìm những loại hoa thơm nhất để trung xung quanh khu vườn để con gái thưởng ngoạn.
Vào thời gian ấy, trong khi rừng sâu gần đó có xuất hiện ba con cáo sống đã mấy trăm năm nên hóa thành quỷ, chúng có rất nhiều phép biến hóa và thường xuyên có thói hại con người. Khi chúng nghe được tin phú ông đang cho người đi tìm các loại hoa thơm để trồng cho khu vườn trong chiếc lầu mới xây của cô con gái xinh đẹp, chúng đã bèn tính kế hại cô con gái của phú ông.
Chúng cùng nhau sử dụng phép thuật hóa thành một loại hoa rất lạ và đặc biệt. Bông hoa có 3 cánh, một cách mầu đỏ, một cánh mầu xanh và cánh còn lại mầu trắng. Một người tiều phu lên rừng kiếm củi thấy loại hoa đẹp chưa từng thấy bao giờ bèn đánh về bán cho vợ chồng Phú hộ lấy chút tiền. Khi tiều phu đưa cho vợ chồng phú hộ xem, họ ưng ngay và quyết định mua chúng để đem về chồng ở vườn.
Tuy nhìn những bông hoa ba màu này rất đẹp nhưng cô con gái phú hộ lại không thích, thế là mưu kế của ba con quỷ bất thành. Lâu ngày, hoa dần dần tàn và héo, lũ quỷ cũng sắp sửa bỏ đi nơi khác. Giữa lúc ấy, người làm của phú hộ đang tìm kiếm một khúc gỗ để đẽo thành then cửa chốt ở cửa buồng của cô gái. Ba con quỷ liền biến thành một khúc gỗ đẹp, thấy thớ gỗ đẹp người làm không ngần ngại chọn để đẽo.
Vậy là mưu kế hãm hại của lũ quỹ cũng đã thành công một phần. Sau đó mấy hôm, một đêm khi cô con gái phú hộ đang ngủ say thì một con quỷ từ chiếc then cửa chui ra, trèo lên giường để sinh sự với cô. Cô gái chống cự rất quyết liệt và kêu la inh ỏi. Biết là không xong, con quỷ hớp lấy hồn của cô gái rồi lại biến vào chiếc then cửa.
Khi vợ chồng và người làm của gia đình phú hộ chạy vào phòng cô con gái xem thì thấy cô đang nằm thiêm thiếp trên giường và giống như người đã chết, ngực cô vẫn thoi thóp đập nhưng lay mãi mà cô vẫn không tỉnh lại.
Tưởng con gái mình bị bênh nặng, vợ chồng phú hộ cho người đi mời thầy lang đến chữa trị cho cô con gái nhưng thầy chưa kịp tới thì đến buổi tối ngày hôm sau, khi phú hộ đang ngồi bên cạnh giường con một mình để chăm sóc thì con quỷ thứ hai trong chiếc then cửa chui ra và hớp luôn hồn của ông. Tối hôm sau nữa thì con quỷ thứ ba đã hớp hồn một người làm trong nhà.
Bà vợ của phú hộ kinh hãi vội cho người đi mời một thầy phủ thủy giỏi nhất làng đến để trừ tà ma quỷ dữ. Thầy phù thủy lập đàn làm phép liên tục trong 3 ngày 3 đêm liền thì phú hộ và người hầu tỉnh lại. Chỉ còn cô con gái bị con quỷ đầu đàn nhập vào nó quyết không chịu buông tha. Thầy phù thủy đã giở hết phép thuật nhưng con quỷ hình như chả hề hấn gì, cuối cùng thầy cũng đành phải bất lực cáo từ vì phép thuật đã hết mà cô gái vẫn lịm đi trên giường, mơ mơ tỉnh tỉnh. Từ đó người ta kháo nhau rằng ngôi nhà đó có quỷ nên bặt không một ai dám tới gần.
Một ngày nọ, có một chàng trai tuấn tú lên Long đang trên đường đi thi hội, tới đây thì lỡ độ đường, trời cũng đã bắt đầu sẩm tối. Thấy có ngôi nhà đẹp, anh ghé vào xin nghỉ nhờ một đêm. Thấy có người xin ngủ nhờ, hai vợ chồng phú ông kể lại cho Long câu chuyện mà gia đình ông đang gặp phải, kể xong phú ông nói:
– Chuyện là như vậy đó, tôi sợ anh ở lại đây bị lũ quỷ quấy nhiễu, chi bằng anh tìm nhà khác mà ở tạm không kẻo lại rước họa vào thân.
Long nói với vợ chồng phú ông rằng:
– Tôi là người đọc sách thánh hiền, không có yêu tinh ma quỷ nào dám trêu ghẹo. Ông bà cứ yên tâm cho tôi nghỉ nhờ đêm nay, biết đâu tôi lại đánh đuổi được lũ ma quỷ trừ nạn cho gia đình.
Vợ chồng phú ông thấy anh chàng nói vậy nên đành đồng ý. Sau khi dùng xong bữa cơm chiều, Long khoan thai bước lên phòng. Anh chỉ xin phú ông cho mượn một ngọn đèn để đọc sách đêm và một con dao sắc đề phòng lũ quỷ tới hăm dọa. Màn đêm buông xuống, Long thắp đèn ngồi trước án thư đọc, con dao anh luôn để bên cạnh mình. Trời dần về khuya, canh 3 đã đến một con quỷ từ then cửa buồng cô gái chui ra biến thành một cô gái vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Long vẫn điềm nhiên ngồi đọc sách, không thèm để ý. Biết không dùng được cách này, nó biến lại vào trong then cửa. Lần tiếp theo, con quỷ thứ hai chui ra tiến tới Long với vẻ ngoài kinh dị và hung tợn, áo trắng xóa, tóc xõa ra, đôi mắt đỏ lòm, lưỡi thè ra dài ngoẵng. Nó chạm vào người Long nhưng anh vẫn mặc kệ thi gan với nó, biết không dọa được Long nó lại trở lại chui vào then cửa. Đến lần thứ ba, lần này là con quỷ đầu đàn đang nhập vào cô gái bước vào hù dọa. Thấy bóng chàng học trò, nó chỉ kịp thét lên vài tiếng rồi bỏ chạy:
– Có bậc quý nhân, chúng mày chạy mau!
Lần này, Long cầm con dao chạy tới nhanh như cắt chém nó một nhát, con quỷ đứt lìa một chân. Long chạy theo con quỷ đầu đàn tới cửa buồng cô gái thì thấy cả 3 con chui vào chiếc then cửa để lẩn trốn. Anh cầm chân con quỷ lên xem thì hóa ra nó là chân cáo. Vì bị một nhát chém đau đớn, con quỷ đầu đàn phải thả hồn cô gái ra, cô gái dần dần tỉnh lại. Long tới gần hỏi chuyện, biết anh chàng học trò là người cứu mình cô cúi đầu chào và cảm ơn anh. Long dìu cô gái tới gặp vợ chồng phú hộ, mang chiếc chân quỷ cho mọi người xem, ai nấy cũng đều thán phục anh học trò tài giỏi.
Sáng hôm sau, Long lại lên đường lên kinh ứng thí. Vợ chồng phú hộ có tặng cho anh rất nhiều vàng bạc nhưng anh không nhận một món nào, anh chỉ xin họ cái then cửa buồng cô con gái rồi dắt vào lưng mang theo. Đi được nửa ngày đường, anh thấy 3 con quỷ từ chiếc then hiện ra quỳ lạy trước mặt xin anh tha tội bỏ lại chiếc then cửa. Long cười và nói:
Không thể được! Giờ chúng mày có phép thuật tài cáng gì thì cứ giở hết ra cho tao xem, sau đó tao sẽ cho chúng mày vào lửa.
Ba con quỷ quỳ lạy khẩn khoản:
– Xin ngài hãy tha cho chúng tôi, chúng tôi có rất nhiều vật quý dâng lên ngài, chỉ xin ngài tha mạng.
Long đáp:
– Vậy chúng mày hãy đưa hết cả ra đây, nếu không thì đừng có trách tao vô tình.
Con quỷ thứ nhất lấy ra một cái mặt trời đựng trong túi đưa cho Long và nói:
– Nếu đêm xuống, hễ cứ rút mặt trời ra khỏi túi thì trời sẽ sáng như ban ngày, đút nói lại vào túi thì trời sẽ tối như cũ.
Con thứ hai lấy ra một cái mặt trăng đưa cho Long và nói:
– Có mặt trăng này, hễ cứ đêm đến mà lôi nó ra thì không cần phải dùng tới đèn đuốc.
Còn con quỷ thứ ba tặng cho Long một con ngựa mỗi ngày nó có thể chạy tới cả ngàn dặm mà không mệt. Long vui mừng nhận 3 món quà của 3 con quỷ và vứt chiếc then cửa vào một bụi rậm bên vệ đường.
Sau đó Long nhảy lên lưng ngựa và hô:
– Ngựa hãy cho ta tới kinh đô
Lập tức, con ngựa hí lên một tiếng phi nhanh như tên bay chân không chạm mặt đất. Chỉ một lát sau, nó đã đưa anh tới cổng của hoàng thành. Long tìm một ngôi nhà trọ chuẩn bị mọi thứ để chuẩn bị cho kì thi còn vài ngày nữa là diễn ra.
Ba ngày sau, cuộc thi bắt đầu, Long làm bài thi rất tốt cho nên vừa thi xong buổi sáng, anh nhớ tới vợ mình. Sẵn có con ngựa quý chạy nhanh như gió, anh nhảy lên lưng bảo nó chở anh về quê nhà. Ngựa phóng nước đại, chỉ chập tối anh đã tới nơi. Anh khẽ gọi cửa vợ, người vợ vừa chợp mắt tỉnh dậy rất kinh ngạc khi thấy chồng minh vừa đi thi được mấy ngày nay đã quay trở về. Long không muốn đánh thức cha mẹ dậy nên dặn vợ giấu kín chuyện này, hai vợ chồng cả đêm trò chuyện to nhỏ rồi trời hửng sáng Long lại lên ngựa trở về kinh thi.
Mặc dù đêm ấy, hai vợ chồng đã trò chuyện rất nhỏ nhưng tiếng rì rầm vẫn làm thức tỉnh cha mẹ Long ở buồng kế bên. Hai ông bà không hề biết là con trai mình về mà chỉ nghĩ chắc con dâu mình có nhân tình phản bội con trai. Cho nên sáng hôm sau khi tỉnh dậy, lúc ấy Long đã phi ngựa trở về kinh, hai ông bà vào buồng gặn hỏi con dâu.
Vợ Long nghe lời chồng bảo giữ kín chuyện nhưng sau biết không giữ được nữa nên đành phải nói hết toàn bộ chuyện đêm qua cho bố mẹ chồng nghe, cùng với việc chồng mình diệt trừ quỷ và được chúng tặng 3 vật quý để xin tha mạng. Nhưng hai ông bà sao lại có thể tin một câu chuyện lạ lùng và khó tin đến thế nên họ mắng trách cô con dâu một cách thậm tệ, đổ cho cô là phản bội chồng mình. Vợ của Long vì không thể minh oan cho mình được nên cô chỉ biết ngồi ôm mặt khóc nức nở. May hôm đó chiều Long lại phi ngựa về, được tận mắt thấy con trai mình trở về với con ngựa thần, hai ông bà mới tin cô con dâu nói thật. Long kể lại chuyện cho bố mẹ cùng nghe:
– Sáng hôm nay, khi cha mẹ chưa thức dậy thì con vội lên ngựa vào kinh, vừa vào đến kinh thì cũng là lúc loa trường thi bắt đầu xứng tên những người thi đậu. Khi con nghe thấy tên mình, con mừng quá vội tới nhà trọ thu xếp hành lý, trả tiền trọ và phi ngựa thẳng về nhà. Ba ngày nữa con lại phải lên kinh để còn dự buổi yến tiệc cho nhà vua chiêu đãi các ông nghè ở điện thiên quang.
Nghe thấy con kể con ngựa thần có thể ngày chạy cả ngàn dặm, người cha ngỏ ý muốn được cưỡi thử một lần. Long hỏi cha:
– Cha muốn đi chơi đâu xa?
Người cha đáp:
– Cha muốn được vào tận Đồng Nai, Gia Định chơi một chuyến
Long nói:
– Được cha
Sáng hôm sau, cơm nước xong xuôi, ông già nai nịt chỉnh tề bước ra sân. Long cầm chiếc dây cương trao cho cha mình. Ông vừa hô một tiếng “Gia Định”, lập tức con ngựa phi như gió phóng đi vùn vụt. Cho tới tận lúc mặt trời bắt đầu khuất núi, nó lại phóng như tên bay đưa ông trở về tới tận giữa sân nhà. Ông mở tay nải lấy quà ông mua ở Gia Định cho mọi người ăn thử, rồi kể những chuyện tai nghe mắt thấy ở vùng đất ông vừa du ngoạn.
Mẹ Long thấy chồng ca ngợi ngựa thần đi nhanh, bà cũng ngỏ ý muốn được đi chơi Gia Định một chuyến cho biết. Sáng hôm sau, Long dắt ngựa ra sân rồi đỡ mẹ ngồi lên yên. Nhưng ngựa chưa kịp bước đi thì nó đã ngã khụy xuống đất hất mẹ Long ngã lăn xuống sân, từ trong con ngựa, một làn khói trắng bay ra cuộn lên trời cao. Mọi người chạy lại thì con ngựa đã chết. Thì ra mẹ Long đã cưỡi ngựa không đúng thời điểm, bà cưỡi đúng lúc bà bị kinh nên ngựa thần hoảng sợ bỏ lốt ngựa bay về trời.
Mất đi ngựa quý, Long còn đang có nguy cơ đứng trước một tội “khi quân” vì chỉ còn một ngày nữa là đại tiệc nhà vua mở sẽ diễn ra, đường từ nhà lên kinh cũng phải mất hai ngày trời nếu cưỡi ngựa. Không còn cách nào khác, Long lập tức lên kinh với một con ngựa thường mà không kịp từ biệt vợ con.
Con ngựa phi tới tối mịt mà vẫn chưa đi được nửa đường. Nằm nghỉ tại một quán trọ ven đường, Long rất lo lắng. Chợt anh nhớ tới túi mặt trời mà con quỷ thứ nhất tặng, anh liền nghĩ ra một diệu kế. Ngày hôm sau, Long lại cho ngựa phi nước đại tới kinh thành, nhưng cứ hễ khi mặt trời sắp khuất núi là anh liền lôi mặt trời trong túi ra treo trước đầu ngựa. Một điều kì lạ đã sảy ra từ trước chưa từng có, đâu đâu cũng không thấy tắt ánh mặt trời. Cho tới khi con ngựa đưa Long tới trước điện thiên quang, Long mới cất mặt trời của mình vào túi, khi ấy trời lại tối sẩm chuyển sang đêm.
Long buộc ngựa vào cột rồi nhanh chân bước vào điện, nhưng cũng đã quá trễ. Mọi người ngồi đợi mãi không thấy đêm buông xuống, thức ăn thì đã nguội cả, sau cùng nhà vua lệnh cho mọi người cứ 4 người một mâm bắt đầu tiệc. Khi Long bước vào thì bữa tiệc cũng đã gần tàn, biết việc đến trễ có thể khiến mình tội rơi đầu nên anh cỡi mũ “phủ phục” trước sân điện, anh lấy lý do mãi không thấy trời tối để mong vua giảm nhẹ tội. Nhà vua tha tội cho anh nhưng để anh biết lỗi của mình, vua đã của nhiệm anh về làm tri huyện cho một huyện mà đã có rất nhiều vụ án ma không thể lý giải. Mặc dù anh nghe được rất nhiều lời đồn ra đồn vào rằng hễ cứ ai được bổ nhiệm tới vùng này làm tri huyện là y như rằng sẽ bị ma quỷ hành hạ đến chết nhưng anh vẫn ung dung nhận chỉ của vua.
Theo phong tục tập quán ở vùng này thì hễ mỗi khi có quan mới để bổ nhiệm là nhân dần trong huyện đều phải mang lễ vật tới để chào vị quan mới. Cho nên những ngày đầu mới về nhận chức tri phủ, dân làng rồng rắn nhau mang lễ vật tới đầy cả công đường. Long vui vẻ tiếp chuyện dân làng nhưng anh nhất quyết từ chối không nhận mọi lễ vật. Anh dặn dò kín đáo quân lính rằng cứ mỗi khi toán dân nào ra về thì bám theo họ để biết rõ tung tích. Đến ngày thứ 3, một trong những người lính mà Long phái âm thầm đi theo gót chân hai người dân đội một mâm lễ trở về. Người lính này theo mãi, theo mãi, bóng chiều đã ngả mà vẫn không thấy họ tới nơi. Cho tới khi ánh mặt trời tắt hẳn mới thấy họ tiến sát tới một chiếc giếng hoang bên cạnh đường. Đột nhiên họ đội cả mâm lễ xuống dưới giếng rồi biến mất trước sự kinh hãi của người lính. Anh ta vội chạy trở về để báo lại tình hình cho quan tri huyện biết.
`Ý nghĩa ban đầu của lì xì giống như một lá bùa, 8 đồng xu để một đứa trẻ có được giấc ngủ ngon. Thời gian trôi qua, lì xì không chỉ còn dành cho trẻ em. Lì xì được con cháu dùng để chúc sức khoẻ ông bà, lì xì thầy cô gửi học trò chúc chúc học giỏi, lì xì cấp trên gửi cấp dưới và ngược lại… Giá trị vật chất của lì xì cũng không còn dừng lại ở 8 đồng xu như cũ. Lì xì ai nhiều hay ít tuỳ thuộc vào các yếu tố như quan hệ xã hội, ý nghĩa tâm linh v.v... Nhưng dù là hình thức nào hay giá trị bao nhiêu, những đồng tiền mới trong phong bao đỏ vẫn là lời chúc một năm mới may mắn, thành công, là một nét đẹp văn hoá của dân tộc.
Một ngày đẹp trời bạn nói với mẹ rằng bạn đã lớn, và mẹ cho phép bạn giữ tiền mừng tuổi, bạn sẽ làm gì với chúng? Bạn đã hết tuổi thích mua đồ chơi và muốn những đồng tiền được sử dụng có ý nghĩa. Và vậy là bạn quyết định đem tiền đi đầu tư.